Nguồn gốc tết trung thu và ý nghĩa các tục phổ biến trong ngày tết

blogs.article.author_on_date_html
Nguồn gốc tết trung thu và ý nghĩa các tục phổ biến trong ngày tết

Có rất nhiều truyền thuyết về Tết Trung Thu từ Hằng Nga và Hậu Nghệ cho đến chú Cuội cây đa,… Nhưng lịch sử về nguồn gốc Tết Trung Thu đến nay vẫn chưa được rõ… Tuy nhiên, những tục trong Tết Trung Thu đến ngày nay vẫn được lưu truyền và có phần biến thể so với lúc khởi nguyên (của câu chuyện).

Tết Trung Thu có nguồn gốc từ đâu?

Lịch sử xuất hiện của Tết Trung Thu hiện vẫn chưa được xác minh rõ ràng, bắt nguồn từ văn minh lúa nước của Việt Nam hay tiếp nhận từ văn hóa Trung Hoa. Tuy nhiên, có ba truyền thuyết chính được người ta biết đến nhiều nhất để nói về Trung thu đó là Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng và Sự tích về chú Cuội của Việt Nam.

Theo các nhà khảo cổ thì hình ảnh về Trung thu đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Người Trung Hoa cổ đại cho rằng Tết Trung Thu bắt nguồn từ thời Xuân-Thu. Có lẽ Trung thu được bắt đầu từ nền văn minh lúa nước của đồng bằng Nam Trung Hoa và đồng bằng châu thổ sông Hồng của Việt Nam, là một ngày lễ hội mừng thu hoạch được mùa, vào lúc nông dân nghỉ-ngơi và vui chơi sau một vụ mùa.

Mỗi nước trên thế giới, phong tục tết trung thu diễn ra thế nào?

1. Phong tục tết trung thu ở Việt Nam

Tại Việt Nam, tết trung thu còn được gọi là "Tết thiếu nhi". Đó là lý do mà vào ngày này chúng ta dễ nhìn thấy đèn lồng, đèn ông sao, trống, mặt nạ, đầu sư tử… đều là những món đồ chơi cho trẻ em được bày bán khắp phố phường.

Cách đây nhiều năm, vào đúng ngày 15/8 âm lịch, các gia đình hay các khu phố sẽ có chương trình vui Trung thu, phá cỗ cho trẻ em với các chương trình văn nghệ, trò chơi và mâm ngũ quả, thường bao gồm bưởi, hồng và bánh Trung thu để cúng rằm... Ngày nay tục này không còn phổ biến do đời sống sinh hoạt đã thay đổi ít nhiều. Sau đó, mọi người cùng nhau rước đèn, xem múa lân, ngắm trăng và phá cỗ.

Trong bữa cơm đoàn viên ngày Trung thu, các gia đình Việt Nam sẽ cùng nhau chuyện trò, hàn huyên, con cháu chúc sức khỏe ông bà. Đặc biệt, việc thưởng thức những miếng bánh nướng, bánh dẻo với trà đặc chính là nét đẹp văn hóa đã được duy trì qua nhiều thế hệ người Việt Nam mỗi dịp Trung thu.

2. Phong tục tết trung thu ở Trung Quốc

Tại sao lễ hội trung thu được tổ chức? Tại Trung Quốc, nhiều người cho biết Tết Trung thu bắt nguồn từ thời nhà Chu (1046 - 256 TCN), khi người dân nhận ra chu kỳ của mặt trăng có ảnh hưởng với vụ mùa và bắt đầu tổ chức lễ hiến tế vào ngày trăng tròn tháng 8 âm lịch.

Là đất nước rộng lớn, nên mỗi vùng miền của quốc gia này cũng có những phong tục đón tết Trung thu khác nhau. Nhưng nhìn chung, mỗi nhà đều sẽ treo lồng đèn đỏ, múa lân, ăn bánh nướng và ngắm trăng.

Một số địa phương còn tổ chức lễ hội rước đèn lồng, múa lân và múa sư tử... hay tế trăng, thả đèn hoa đăng, giải câu đố... Trẻ em Trung Quốc cũng sẽ tham gia các đoàn múa lân và vui chơi trong đêm trăng rằm.

Món ăn truyền thống trong ngày Tết Trung thu ở Trung Quốc chính là nguyệt bính, bánh có hình tròn tượng trưng cho sự vẹn tròn, viên mãn. Nguyệt bính của người Trung Quốc rất giống bánh Trung thu của người Việt với phần vỏ mỏng, nhân hạt sen, đậu xanh, trứng muối… Ở mỗi vùng của Trung Quốc thì món bánh truyền thống này sẽ có sự biến tấu khác nhau.

3. Phong tục tết trung thu ở Hong Kong

Phong tục trung thu đậm nét ở Hong Kong đó chính là rồng lửa Tai Hang. Rồng Tai Hang dài 67 m, làm từ rơm và được bao phủ là hàng chục nghìn que hương được đốt cháy. Múa rồng lửa Tai Hang tạo ra cảnh tượng khói lửa vô cùng đặc sắc. Cuộc diễu hành này đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể của Hong Kong, tạo ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi du khách khi tham gia.

4. Phong tục tết trung thu ở Nhật Bản

Có 1 điều thú vị là Nhật Bản đón trung thu đến tận 2 lần trong năm. Lần đầu được gọi là Zyuyoga gắn liền với phong tục ngắm trăng Otsukimi thường được diễn ra vào ngày 15/8; lần thứ hai tổ chức gọi là Zyusanya vào ngày 13/10. Theo tục lệ, nếu ai đã dự hội trăng đầu thì phải dự hội răng sau nếu không muốn gặp xui xẻo.

Món ăn truyền thống thường sử dụng ở Nhật trong ngày 15/8 là hạt dẻ, khoai lang, khoai môn, bí ngô, các loại mì như soba, ramen và đặc biệt là bánh tsukimi dango. Bánh tsukimi dango tròn mềm tượng trưng cho mặt trăng làm từ bột nếp và mật ngọt, thường được xiên vào que tre và nướng cho nóng giòn trước khi thưởng thức và uống kèm trà xanh.

Các tục phổ biến trong ngày tết trung thu

1. Tục rước đèn trong ngày Tết Trung Thu

Vào dịp Tết Trung Thu, hình ảnh trẻ em rước đèn trung thu với những chiếc đèn lồng đủ loại hình dáng trở thành hình ảnh quen thuộc trong ngày lễ này.

Trước đây, hình ảnh phổ biến nhất là những chiếc đèn hình cá chép. Nhưng khác với hình ảnh vui nhộn như hiện nay. Truyền rằng vào đời nhà Tống (vua Tống Nhân Tông) có con cá chép thành yêu, cứ vào đêm trăng nó sẽ hóa thành con gái hiện lên để đi hại người. Bấy giờ có viên quan Bao Công mới lệnh cho dân gian làm lồng đèn con cá hình như nó, rồi mang ra đường chơi để để nó sợ mà không dám hại người.

Một số câu chuyện khác thì lại liên quan đến tục treo đèn mừng ngày sinh nhật của Vua Đường Minh Hoàng. Do được diễn ra vào mỗi năm nên từ đó trở thành tục.

Đến ngày nay hình ảnh lồng đèn cá chép (hay những chiếc lồng đèn nhiều hình thù khác nhau) trong ngày rước đèn đều mang ý nghĩa cầu mong cho sự bình an và may mắn.

Một số nơi còn có tục thả đèn hoa đăng dưới nước, nên Tết Trung Thu còn được nhiều người biết đến với tên gọi là Tết Hoa Đăng.

Hình ảnh cá chép thường thấy trong ngày Tết Trung Thu

Hình ảnh cá chép thường thấy trong ngày Tết Trung Thu

2. Tết Trung Thu và tục bày cỗ

Khác khi xưa, ngày nay việc bày cỗ trong ngày Tết Trung Thu tương đối đơn giản. Vào dịp này mỗi gia đình Việt đều bày cỗ với bánh trung thu, kẹo, mía, thị, bưởi, dưa dấu,… Tùy vào từng gia đình mà cỗ sẽ có phần khác nhau đôi chút.

Khi trăng lên đỉnh đầu cũng là lúc mọi người cùng nhau phá cỗ và thưởng thức hương vị của Tết Trung Thu. Mâm cỗ này là để cúng trăng và tế trời đất với mong cầu cho một năm mùa vụ bội thu, cuộc sống ấm no

Ngày xưa, Tết Trung Thu có mâm cỗ khá cầu kỳ bởi nó là một ngày lễ lớn trong năm. Vào dịp này, người ta sẽ kết những tép bưởi thành hình con chó, đính kèm 2 hạt đậu đen làm mắt. Xung quanh là hoa quả, các loại bánh nướng, bánh dẻo hoặc bánh chay có hình lợn mẹ với đàn con, hoặc hình cá chép. Hạt bưởi thường được bóc vỏ và được xiên vào những dây thép phơi khô trước lễ 2 – 3 tuần. Đến trung thu, những dây hạt bưởi này sẽ được mang ra đốt sáng.

Xem thêm: 10 công thức về cách làm bánh trung thu và những lưu ý bạn cần biết

3. Tục trông trăng trong ngày Tết Trung Thu

Tục trông trăng có liên quan đến sự tích tết trung thu có Chú Cuội trên cung trăng. Do một hôm Cuội đi vắng, cây đa quý bị mất gốc bay lên trời, chú Cuội bèn bám vào rễ cây để níu lại nhưng không được. Cuối cùng là bị kéo lên cung trăng với cả cây của mình. Ngày nay, tục ngắm trăng vẫn còn truyền lại và được trẻ em rất thích thú. Khi nhìn lên trăng, mọi người vẫn có thể nhìn ra hình ảnh liên tưởng giống hệt cây đa và chú Cuội đang ngồi dưới gốc cây của mình.

Tuy nhiên ngày này có một ý nghĩa đặc biệt với người nông dân Việt Nam. Bởi trước khi bắt đầu mùa vụ, người nông dân đều phải “trông trăng” để dự đoán trước các hoạt động làm nông của mình.

  • Muốn ăn lúa tháng Năm, trông trăng rằm tháng Tám.

  • Tỏ trăng Mười Bốn được tằm, đục trăng hôm Rằm thì được lúa chiêm.

Thời Vua chúa, việc ngắm trăng còn cho mọi người viết được vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.

Trông trăng là tục ý nghĩa với người nhân Việt nam

Trông trăng là tục ý nghĩa với người nhân Việt nam 

4. Tục tặng quà vào dịp tết trông trăng

Do thói quen của nhiều người mà việc tặng quà trong ngày Tết Trung Thu dần trở thành một tục trong năm. Trong ngày này, mọi người sẽ tặng nhau hộp bánh trung thu, vải, áo quần, tiền,… Quà có thể được tặng cho trẻ nhỏ, người bề trên như ông bà, cha mẹ, hay những người cần giữ mối quan hệ như sếp, đồng nghiệp, đối tác, khách hàng,…

Với bánh trung thu, ngày xưa chủ yếu gồm 2 loại là bánh nướng và bánh dẻo. Vỏ bánh nướng thường được làm từ bột mì và chút dầu ăn. Còn với bánh dẻo thì bột gạo nếp là nguyên liệu chính để làm vỏ bánh.

Nhân bánh sẽ là những quả trứng muối tượng trưng cho mặt trăng. Vị mặn của trứng muối vừa đủ để dung hòa với vị bánh rất ngọt từ vỏ bánh.

Ngày nay, bánh trung thu được làm rất đa dạng từ thiết kế đến nguyên liệu làm bánh. Nhưng nhìn chung vỏ bánh vẫn được làm từ bột là chính. Trong khi đó, thương hiệu bánh trung thu nhập khẩu Leong Yin của Malaysia có vỏ bánh được làm hoàn toàn từ hạt sen.

Việc vỏ bánh được làm từ nguồn nguyên liệu khác không có gì là quá mới lạ, nhưng điểm đặc biệt từ loại vỏ hạt sen của Leong Yin chính là nhờ vào tác dụng của chúng. Do được chế biến hoàn toàn từ hạt sen, nên chẳng những vỏ bánh mịn hơn, ít ngọt hơn mà còn mang lại nhiều công dụng hơn cho người dùng (giúp ngủ ngon, hỗ trợ tiêu hóa, tốt cho tim mạch,… ).

Hộp bánh trung thu Leong Yin được thiết kế sang trọng, kèm phần bánh chất lượng, tốt cho sức khỏe

Hộp bánh trung thu Leong Yin được thiết kế sang trọng, kèm phần bánh chất lượng, tốt cho sức khỏe

Dù nhịp sống hiện đại có hối hả, nhưng vào những ngày lễ này mọi người vẫn nô nức đón chờ. Họ trao cho nhau những hộp quà ý nghĩa, và gửi đi những nguyện cầu cho một năm ấm no, hạnh phúc. Và nếu bạn cũng đang tìm những hộp quà ý nghĩa cho ngày tết trông trăng năm nay, thì dưới đây chính là gợi ý tuyệt vời dành cho bạn:

Chocolate Graphcis - cung cấp quà tặng trung thu chiết khấu cao trên toàn lãnh thổ Việt Nam

Khởi đầu là một trong những công ty cung cấp Socola Bỉ đầu tiên tại Việt Nam, nay Chocolate Graphics Việt Nam (vinh dự được nhượng quyền từ công ty thương mại toàn cầu Chocolate Graphics) được mọi người tin yêu, phát triển thành công ty cung cấp quà tặng tết, quà trung thu, quà tặng đối tác hàng đầu tại Việt Nam.

Với nguồn lực sẵn có, khả năng tự sản xuất cùng với việc hợp tác lâu dài với các đối tác lớn hàng đầu trên thế giới, hộp quà trung thu tại Chocolate Graphics luôn đảm bảo tiêu chí:

  • Giá thành và mức chiết khấu luôn cạnh tranh vô cùng hấp dẫn trên thị trường

  • Cung cấp bánh trung thu Malaysia thượng hạng, với thành phần vỏ bánh và phần nhân đa dạng, đảm bảo tốt cho sức khỏe tim mạch và giấc ngủ của người dùng. Chúng tôi còn cung cấp phần nhân bánh cho cả người dùng chay.

  • Tư vấn hoặc In ấn Logo theo yêu cầu cùng chất lượng in ấn hiện đại, chất lượng cao

  • Mỗi sản phẩm, dù khách hàng mua quà trung thu số lượng lớn hay nhỏ đều được Chocolate Graphics kiểm tra kĩ lưỡng trước khi giao gửi món quà đến tận tay - đúng ngày cho khách hàng

  • Phát triển và có showroom trên toàn lãnh thổ Việt Nam, Chocolate Graphics sẵn sàng giao hàng đến tận nhà bạn trong thời gian sớm nhất

Bạn đã trải nghiệm dịch vụ và sản phẩm hàng đầu tại Chocolate graphics? Liên hệ ngay số 0902.888.513 - chúng tôi ở đây để được phục vụ bạn.

Tin tức được quan tâm:

Dịch Vụ Quà Tặng Doanh Nghiệp Dịp Trung Thu, Sang Trọng Chiết Khấu Tốt

Bảng Báo Giá Hộp Bánh Trung Thu Uy Tín, Mới Nhất

 

blogs.article.older_post blogs.article.newer_post